Khi mang thai, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của người mẹ sẽ cao hơn so với mức bình thường; để giúp phát triển một số cơ quan của cơ thể trong thời kỳ mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh. Vậy trong suốt thai kỳ, bà bầu nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng; để tốt cho cả mẹ và con? Cùng Mucwomen tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Nguyên tắc dinh dưỡng “vàng” cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong suốt quá trình 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ; thai nhi sống và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ người mẹ truyền cho. Thế nên, khi mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng thì con mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, bà bầu cần ghi nhớ 4 nguyên tắc dinh dưỡng “vàng” dưới đây nhé!

1. Ăn đa dạng thực phẩm

Khi mang thai mẹ bầu cần ăn uống đủ chất và nhiều hơn so với bình thường. Đặc biệt là ở các tháng cuối thai kỳ, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi; và dự trữ năng lượng tạo sữa nuôi con sau này.

bà bầu nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ
Mẹ bầu cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm: Bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin và khoáng chất (ảnh: internet)

2. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày; bao gồm: bữa sáng – bữa phụ sáng; bữa trưa – bữa phụ chiều; bữa tối – bữa phụ đêm. Điều này không chỉ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi; mà còn giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong những tháng đầu mang thai; và kiểm soát được cân nặng trong những tháng tiếp theo.

3. Nên ăn chậm, nhai kỹ

Do những thay đổi hoocmon trong giai đoạn thai kỳ, khiến bà bầu có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, khi mang bầu chị em nên từ bỏ thói quen ăn nhanh, ăn vội; vừa ăn vừa xem TV, điện thoại. Thay vào đó, mẹ bầu nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh; ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày. Thói quen này còn kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng hơn.

4. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Uống nước đầy đủ không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn; mà đôi khi nó còn là biện pháp giúp mẹ bầu bớt bị cơn đói làm phiền; ngăn được cảm giác đói và thèm ăn. Mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước canh; hay nước hoa quả vừa tốt cho con và mẹ; lại không lo tăng cân quá mức.

Bà bầu nên ăn gì, không nên ăn gì trong suốt thai kỳ để tốt mẹ khỏe con?

Bà bầu nên ăn gì để ích mẹ lợi con?

Những thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ, bao gồm: gạo, bột mì, đường, dầu – mỡ. Thực phẩm giúp hình thành và phát triển tốt cho thai nhi: thịt, trứng, sữa, tôm, cua, cá; cùng các nguồn đạm thực vật như: đậu hạt, vừng, lạc; sẽ cung cấp các chất đạm và chất béo cần thiết.

thịt, trứng, sữa, tôm, cua, cá cùng các nguồn đạm thực vật rất tốt cho mẹ và thai nhi
Mẹ nên ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh để bé được phát triển toàn diện.

Các thức ăn giàu vitamin và muối khoáng giúp bé phát triển và mẹ khỏe mạnh:

  • Can xi: có trong tôm, cua, cá, sữa, đậu tương tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi.
  • Sắt: có trong thịt đỏ, cá, trứng, sữa, đậu đỗ các loại, vừng lạc; các loại rau củ màu xanh đậm, sẽ tham gia vào quá trình tạo máu. (Tuy nhiên, sắt bổ sung từ nguồn thức ăn không đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong quá trình mang thai; do đó mẹ cần bổ sung viên sắt).
  • Kẽm: có trong thịt, cá, thủy hải sản, ốc, hến, ngao, trai giúp phát triển chiều cao của bé từ trong bào thai; và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.
  • Axit folic: có nhiều trong trái cây, rau xanh, trứng; axit folic tham gia tạo máu, hình thành ống thần kinh; phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho bé. Cùng với việc ăn các loại thực phẩm nói trên, mẹ bầu cần bổ sung thêm axit folic trong thời kỳ mang thai.
  • Vitamin C: có trong trái cây như: táo, đu đủ, cam…; và rau xanh như: rau muống, rau ngót…giúp tăng sức đề kháng của cơ thể; hỗ trợ hấp thu sắt từ thực phẩm; phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn?

  • Không sử dụng rượu bia và thuốc lá: nếu mẹ bầu sử dụng sẽ trực tiếp gây hại cho thai nhi; có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
  • Không sử dụng một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc.
  • Không ăn một số món ăn mất vệ sinh an toàn như: tiết canh, thịt, cá tái, sống; các thực phẩm quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng; bởi chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
  • Sò, ốc, hàu sống là có thể nguồn ký sinh trùng và vi khuẩn. Do đó, mẹ bầu cần phải nấu chín kỹ mới được ăn.
  • Hạn chế việc ăn nhiều muối, các chất kích thích như: cà phê, ớt, hạt tiêu hay đồ ăn nhanh.
Những thực phẩm ăn nhanh, ăn liền, nhiều dầu mỡ mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn trong thai kỳ
Trong thai kỳ mẹ bầu tuyệt đối tránh xa những thực phẩm ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Bà bầu nên ăn gì theo từng giai đoạn để con khỏe, mẹ đẹp

Năng lượng trung bình cần cho một phụ nữ là 2.200 kcal/ ngày. Khi mang thai ở 3 tháng giữa, lượng năng lượng cần tăng lên thêm 360kcal/ ngày. Ở 3 tháng cuối, là thời điểm tăng tốc cho sự phát triển của thai nhi; mẹ bầu cần thêm 475kcal/ ngày để đảm bảo năng lượng để con lớn; và tăng cân trong thời điểm cuối của thai kỳ.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, có nhiều mẹ bầu bị ốm nghén; luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Nhưng vì đây là giai đoạn hầu hết các cơ quan quan trọng của phôi thai được hình thành; nên dù không ăn được nhiều, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất; bằng cách ăn uống đa dạng thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây…

Cần bổ sung acid folic, sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt 9 tháng mang thai nhằm tránh thiếu máu và loãng xương cho mẹ về sau.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ

Đây là khoảng thời gian đa số bà bầu không còn bị cảm giác ốm nghén hành hạ; nên việc ăn uống cảm thấy ngon miệng hơn. Thai nhi lúc này hệ xương phát triển mạnh, não bộ và các cơ quan cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó ngoài acid folic, sắt, canxi; mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm với liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến thai nhi nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật…

Bà bầu nên ăn gì để tốt mẹ khỏe con; trong 3 tháng đầu; an thai; để vào con, kiêng ăn gì; hoa quả gì
Các dưỡng chất thiết yếu đảm bảo cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh (ảnh:internet).

Ở giai đoạn này, mẹ bầu không nên có suy nghĩ cần ăn gấp đôi, gấp 3 bình thường để “con to”; bởi lúc này thai nhi vẫn chưa bước sang thời kỳ “bứt phá” về cân nặng. (Đến 26 tuần tuổi, thai nhi chỉ mới nặng khoảng 900g).

Theo khuyến cáo, trong 3 tháng giữa của thai kỳ; mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên tương đương khoảng 300 – 400 kcal/ngày; (tương đương 2 bát cơm trắng hoặc 2 ly sữa). Nếu ăn uống quá nhiều, khiến mẹ bầu tăng cân quá mức; điều này không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau sinh; mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tắng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ.

Bà bầu nên ăn gì ở 3 tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Để thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu cần chú ý đến tăng khẩu phần khoảng 400 kcal/ngày. Lúc này, bà bầu cần bổ sung vitamin C cho cơ thể, nhằm hấp thụ sắt và canxi tốt hơn; đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non (do thiếu vitamin C).

Ở 3 tháng cuối, do có sự thay đổi hormone và thai nhi lớn sẽ gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang; khiến mẹ bầu thường bị táo bón, đầy bụng. Để tránh tình trạng này, bà bầu nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ; và tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa.

Mang thai và làm mẹ là điều hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ. Hy vọng qua bài viết trên, đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc bà bầu nên ăn gì trong suốt thai kỳ để tốt mẹ khỏe con. Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe và luôn hạnh phúc để chuẩn bị chào đón con yêu của mình!