Do gia chủ mới vặt lông gà thì có việc bận không dùng đến nữa, nên chú gà trụi lông đi bộ trong sân vườn.
Nhiều người cho rằng “loài vật cũng có cảm giác, có nỗi đau, chỉ là chúng bị yếu thế, không thể nói. Đừng đối xử tàn ác với động vật vì có thể một ngày nào đó chính người gây ra nỗi đau với chúng sẽ có cơ hội được cảm nhận những nỗi đau này.”
Video ghi lại cảnh gà trụi lông lững thững đi bộ:
Nguồn video: VnExpress
Bình luận của độc giả về cảnh gà trụi lông đi lững thững đi bộ
– Không biết con gà đau đến thế nào, ác quá.
– Tôi khóc chứ không cười nổi!
– Như thế là phạm tội hành hạ động vật.
– Nhìn ác qúa, thương con gà.
– Thịt gà sát sinh coi như là hoá kiếp thì thịt cho chết hẳn. Chứ kiểu này nó chết không được, sống không xong đau đớn lắm. Loài nào cũng ham sống sợ chết cả.
– Thật tàn nhẫn. Nó sống được cũng là một phép màu.
Khám phá: Loài gà cũng có tình yêu và trí tuệ
Người xưa nói: “Vạn vật hữu linh”. Bất kỳ sinh vật nào, dù là thực vật hay động vật, đều có linh cảm. Cũng có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nói rộng ra, có thể hiểu đặc tính nguyên thủy của muôn loài là lòng nhân ái.
Nhiều người cho rằng gà chỉ có “tiểu não”, ngu ngốc và vô cảm; nhưng thực ra chúng có cả tình yêu và trí tuệ. Gà mẹ không chỉ bao dung, ấp những quả trứng lạ không phải của mình mà còn hiểu tính cách của những chú chim trĩ, vịt con; từ đó hướng dẫn các con non rèn luyện những kỹ năng sinh tồn mà thượng đế đã ban cho.
Trong văn hóa truyền thống, gà không phải là động vật bình thường. Người xưa coi con gà là biểu tượng của nam tính; là loài chim có 5 đức: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Trong bộ phim nổi tiếng “Tây Du Ký”, tác giả Ngô Thừa Ân cũng xây dựng hình tượng “Mao Nhất Tinh Quân” với hình dáng con gà trống; giúp Tôn Ngộ Không thoát khỏi con rết yêu quái. Nhìn chung, hình ảnh con gà trong văn hóa truyền thống thường gắn liền với sự may mắn và tài lộc.
Có thể bạn quan tâm: